Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

" Oan Nghiệt" - PHẬN THI SĨ

Có lẽ ai mê thơ Nguyễn Bính cũng không thể không nhớ đến hai câu thơ dưới đây như một nỗi ám ảnh không thôi về Phận thi sĩ:  bạc bẽo và ẩn nấp đầy oan nghiệt đúng như cái tên bài thơ của ông Oan Nghiệt:
Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ
Nghèo lắm, con ơi! Bạc lắm con!
                                                       ( Oan nghiệt) 
Cái oan nghiệt của cuộc đời hay của thế sự như một lẽ mặc nhiên lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu mỗi Thi nhân như thanh gươm Damoclet? Nguyên nhân là vạ miêng hay tư tưởng cũng như tầm nhìn của các Thi nhân bao giờ cũng thế không thể ở mãi dưới một gầm trời "mênh mông" nhưng mà "trật trội"(chữ dùng của Lại Nguyên Ân) mà phải tìm cách để một là bay lên khỏi bờ hoặc tìm đường xuống cát bụi nấp và "bóng chữ" hành khất trên những con "đường chữ" mà những kẻ ngu si nhưng gươm giáo đầy tay không có cách nào "tìm và diệt" được?Có phải có những lúc những Thi sĩ oan nghiệt ấy phải ôm cái hận thôi không thể và không bao giờ thể "thà một phút huy hoàng" được bởi vì đã kịp huy hoàng đâu đã bị "tắt" rồi,bị đấm bị đá cho tơi bời thân kiếp cóc ngoé hiền lành cũng thành món ăn ngon vạ vật chờ ngày cho Ông trời nhìn thấy ngọc trong trai. Nhưng than ôi lũ ngu si ngưu ẩm đâu biết Ngọc trong trai đâu mà minh mới giải mà có nhìn thấy chúng cũng cóc cần, chúng đập nát cả trai và ngọc cho vào nối nấu nướng thành cháo hết thảy mà hố mà há hỉ hả hê ha. Có phải cái phận oan nghiệt đến khủng khiếp đấy không mà cô con gái vốn giỏi văn đầy chất nghệ trong mình được di truyền của một người cha Thi sĩ vào hàng bậc nhất tài hoa của văn chương hiện đại tác giả của những giọt nước mắt "những chân trời không có người bay"  và của "những người bay không có chân trời" đã "bị" mẹ không cho theo nghiệp văn chương mà hướng con theo toán. Việc bất khả kháng ấy cũng là một bi kịch đầy nước mắt của một gia đình Văn nhân cũng là của cả xã hội. Cái tư tưởng ấy đâu phải chỉ là của những năm 60, 70 của thế kỉ trước, xã hội bây giờ cũng mấy ai trọng văn chương? Họ sợ văn, xa văn như sợ hủi. Phải học những môn tự nhiên thì mới thành người? Nghĩ đến đây tôi lại chợt nhớ đến Viên Mai  (1716-1797) quê Tiền Đường (Hàng Châu) đỗ Tiến sĩ và làm Quan Tri huyện. Năm 40 tuổi cáo quan về ở ẩn trên núi Tiểu Thương Sơn ngồi viết " Tùy Viên thi thoại " (nói truyện thơ ở vườn Tùy) và " Tử bất ngữ "cùng đành phải hạ bút với bao đau đáu nỗi niềm:
Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương
(mỗi bữa không quên ghi thẻ trúc,
Lật thân thấp (hèn) nhất ấy văn chương)

Phải chăng văn chương vốn kỵ chốn quan trường? Từ cổ chí kim có bao nhiêu Thi sĩ vì muốn cho văn chương ly dị khỏi chính trị trỏ mặt chỉ tên anh chồng vũ phu thô bạo khăng khăng chỉ có " Nhân văn - Giai phẩm" thôi mà  bị đánh cho nát mặt chỉ còn mỗi linh hồn mãi là Thi sĩ? Người viết bài này chưa đủ tầm để trả lời câu hỏi ấy nhưng bất giác chợt nhớ đến trường hợp Tạ Đình Đề - người con của Thanh Oai - Hà Tây - Một huyền thoại về võ nghệ siêu quần trong ngành tình báo cũng chỉ vì đọc nghêu ngao mấy câu đồng dao mà bị vạ miệng phản tuyên truyền cũng bị vào tù ra tội với biệt danh "tú tài"(tái tù) - ông  tự phong. Than ôi....cái vạ văn chương có muôn đường vạ đâu cứ phải Thi sĩ mới bị vạ văn chương mới bị oan nghiệt đến tiệt cả kiếp người....???
Phận Thi sĩ ơi....nghĩ mà rơi nước mắt......
                                              Hà Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2012 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét